Xây dựng 3 Bộ Lọc kỹ năng sống để là người thành đạt
Tính cách của mỗi cá nhân phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện và môi trường ta đang sống. Dù muốn hay không muốn thì những thông tin, những sự việc Tốt hay Xấu xảy ra hàng ngày mà ta nghe thấy, nhìn thấy đều góp phần tạo nên tính cách của ta . Và chỉ khi ta thật sự nhận thức rõ được điều này thì ta mới chủ động phát huy từ “Tính tự quản”, “Trí thông minh tài chính” cho đến ý thức “Tiêu dùng xanh” để tạo cho mình những “bộ lọc kỹ năng sống” tốt được .
Những Bộ lọc này hoạt động cũng giống như bộ phận lọc bỏ các tạp chất bẩn từ nguồn nước thiên nhiên để có nước tinh khiết cho chúng ta uống vậy.
- Bộ lọc sẽ giúp ta sàn lọc và loại bỏ những điều không cần thiết, không phù hợp, không tốt để “bộ não” ta có đủ không gian trống tiếp thu và xử lý những điều tốt, điều mới có lợi ích hơn.
- Nếu không biết trang bị cho mình những “bộ lọc kỹ năng sống” thì bộ não chúng ta sẽ luôn đầy ắp, lộn xộn với bao điều “tốt – xấu” trong thời đại đa dạng thông tin, công nghệ như hiện nay.
Những bộ lọc kỹ năng sống quan trọng ta cần xây dựng là :
1) Bộ lọc loại bỏ bớt Tâm lý quá phụ thuộc :
- Ta cần xây dựng bộ lọc này vì ta không nên quá phụ thuộc vào điều gì đó trong cuộc sống như : gia đình, bạn bè, của cải vật chất, chức quyền..., mặc dù những điều này đôi khi rất quan trọng với ta, nhưng khi ta quá phụ thuộc vào đó thì ta không thể có tư duy độc lập, sáng tạo để khám phá những khả năng tiềm ẩn của mình, và như thế là ta đã đánh mất cơ hội phát triển, làm mới chính mình mỗi ngày rồi !
2) Bộ lọc lựa chọn và loại bỏ những thông tin không phù hợp :
- Bộ lọc này giúp ta đánh giá và kết nối những thông tin rời rạc thành kiến thức mới để có thể ứng dụng làm 1 công việc, hoặc giải quyết 1 tình huống cụ thể nào đó .
- Để bộ lọc này hoạt động tốt thì ta phải xây dựng và cập nhật cho mình những "tiêu chí chọn lọc thông tin" 1 cách rõ ràng, hợp lý nhằm tránh yếu tố định kiến cá nhân trong quá trình nhận xét, đánh giá thông tin.
- Và khi ta dựa vào những tiêu chí này để nhận định, chọn lọc thông tin thì ta sẽ dễ dàng loại bỏ được những thông tin dư thừa, không có ích để chọn được những thông tin tốt cần dùng . Điều này giúp ta bình tĩnh, sáng suốt hơn trong việc đưa ra những quyết định đúng đắn, hoặc điều chỉnh kịp thời những vấn đề mới phát sinh.
- Nguồn thông tin càng nhiều, càng đa dạng thì ta càng phải biết cách chọn lọc thông thông tin mà sử dụng cho có hiệu quả.
3) Bộ lọc điều chỉnh cảm xúc :
- Có thể nói, đây là bộ lọc rất khó xây dựng và cũng rất dễ bị phá vỡ, bởi vì nó mang tính cảm xúc nên đôi khi ta không thể nhìn thấy, cầm nắm, đo lường bằng các tiêu chí cụ thể được, nó thường bộc phát rất nhanh tùy trường hợp cụ thể.
- Nhưng, nếu để ý 1 chút thì ta thấy có 2 yếu tố chính chi phối đến cảm xúc của con người đó là :
* Lợi ích cá nhân : khi ta đạt được lợi ích như ta mong muốn thì ta VUI, và khi ta không đạt được hoặc bị ai đó lấy mất đi lợi ích đó thì ta BUỒN .
* Lòng tự trọng, sĩ diện cá nhân : Khi ta được người khác tôn trọng, thương yêu, khen thưởng thì ta VUI, và khi ta bị người khác xem thường hay chê bai, phê bình thì ta BUỒN.
- Vì vậy, nếu ta luôn ý thức là : VUI – BUỒN chỉ là kết quả tạm thời của 1 nguyên nhân nào đó do chính ta tạo nên thì ta mới có thể xây dựng được cho mình bộ lọc Điều chỉnh cảm xúc thích hợp trong những tình huống khác nhau.
- Chính vì mỗi chúng ta không ai hoàn hảo và hiểu biết hết tất cả mọi thứ nên ta luôn có trách nhiệm nhìn lại và Điều chỉnh những hành vi, cảm xúc của mình trong cuộc sống hàng ngày để ta ngày càng tiến bộ, văn minh hơn.
Chọn lọc thông tin, nâng tầm cuộc sống
Các chủ đề cùng loại
Số người xem: 3073