Xây dựng tư duy tài chính dựa trên nền tảng tư duy trực giác đạo lý và tư duy khoa học
Xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ thì văn hóa và đạo đức của con người ngày càng phụ thuộc vào việc nhận thức, ứng dụng tư duy tài chính, kinh tế vào trong cuộc sống như thế nào để hài hòa được lợi ích của các bên.
Nguyên tắc để xây dựng tư duy tài chính, kinh tế thường dựa trên 2 cơ sở : Tư duy khoa học và tư duy trực giác đạo lý.
1) Tư duy khoa học : là những bằng chứng cụ thể có giá trị và có thể “Cân, đong, đo, đếm” được dựa trên những lý luận giải thích, phân tích và chứng minh 1 cách có cơ sở, có tiêu chuẩn rõ ràng.
- Ví dụ : để sản xuất ra chiếc điện thoại di động đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng thì nhà sản xuất phải trải qua 1 quá trình nghiên cứu, phân tích, thử nghiệm, lắp ghép các linh kiện chi tiết của sản phẩm sao cho phù hợp nhất và cuối cùng là cho ra đời 1 sản phẩm hoàn chỉnh với 1 số công dụng nhất định nào đó . Người sử dụng muốn được sử dụng những công dụng tiện ích đó của chiếc điện thoại di động thì phải trao đổi 1 giá trị tương đương được qui đổi ra Tiền hay còn gọi là Giá cả được tính bằng những con số cụ thể.
- Tư duy khoa học còn được gọi là Tư Duy lý luận (Logic) vật chất hay Tư Duy tính toán nhanh chóng, chính xác của Máy Tính .
- Tư duy khoa học có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao sự tiện nghi vật chất trong cuộc sống. Vì thế, tư duy khoa học được xem là phương tiện hổ trợ đắc lực để phát triển trí thông minh, tư duy tài chính của con người.
2) Tư duy trực giác đạo lý : là những khả năng nhận thức được cảm xúc trí tuệ qua 5 giác quan, giúp con người minh định được đâu là vẻ đẹp của “Chân – Thiện – Mỹ”
- Trực giác đạo lý là nền tảng vững chắc để ứng dụng tư duy khoa học vào trong đời sống 1 cách hiệu quả nhất. Nếu cơ sở khoa học được ứng dụng để đem lại 1 giá trị tiện nghi nhất thời nào đó mà không có Đạo Lý làm nền tảng thì đến 1 lúc nào đó cho dù ta có cố gắng lắp vá, bồi đắp thì giá trị nhất thời đó cũng sẽ lung lay và sụp đổ chỉ vì thiếu 1 nền móng vững chắc .
- Ví dụ : Nếu nhà sản xuất điện thoại di động chọn cơ sở trực giác đạo lý làm nền tảng trước tiên là : làm sao tạo ra phương tiện liên lạc, giải trí AN TOÀN và THUẬN TIỆN hơn cho người sử dụng . Và lấy nền tảng đó làm định hướng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu, ứng dụng cơ sở khoa học để phát triển sản phẩm thì nhà sản xuất điện thoại di động đó cho dù có gặp những trở ngại, nhưng vẫn vượt qua được và phát triển bền vững lâu dài. Ngược lại, nếu nhà sản xuất điện thoại di động chỉ chọn cơ sở khoa học làm nền tảng cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm thì tuy vẫn tạo ra được giá trị cơ bản của phẩm nhưng dễ gặp rủi ro vì đánh mất lòng tin của người tiêu dùng do thiếu nền tảng An Toàn vững chắc.
Như vậy, tư duy Trực giác đạo lý nên là cái Gốc của tư duy tài chính, kinh tế định hình nên giá trị của mỗi con người. Còn tư duy khoa học nên là phương tiện giúp ta kiểm tra, đánh giá và khẳng định thông tin.
Tư duy trực giác đạo lý và tư duy khoa học luôn song hành bổ trợ cho chúng ta trong việc đưa ra các quyết định nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhưng chất lượng cuộc sống đó có bền vững hay bấp bênh là còn tùy vào việc ta chọn tư duy nào làm nền tảng, tư duy nào làm phương tiện.
Nhà bác học lừng danh thế giới Albert Einstein cũng đã từng nói “Tư duy trực giác là một quà tặng thiêng liêng và tư duy Logic là một tên đầy tớ trung thành”.
Tất cả chúng ta từ khi sinh ra đều được ban tặng cho món quà thiêng liêng quý giá là “Tư duy trực giác đạo lý” hay còn gọi “Cảm xúc trí tuệ”. Nếu ta biết dùng tư duy Logic khoa học làm công cụ để mài dủa, phát huy tư duy trực giác đạo lý của ta ngày càng sáng hơn thì cuộc sống của ta sẽ bền vững và có giá trị hơn.
Thông minh tài chính, sính bước thành công
Các chủ đề cùng loại
Số người xem: 2491