1 đồng tiền của ngày hôm nay bằng 10 đồng tiền của ngày mai


Cứ mỗi 1 đồng tiền chúng ta tiêu dùng đúng vào ngày hôm nay thì ta sẽ có  10 đồng Tiền Phước vào ngày mai. Và ngược lại, cứ mỗi đồng tiền ta tiêu dùng không đúng hoặc lãng phí vào ngày hôm nay thì ta sẽ phải trả giá bằng 10 đồng Phước vào ngày mai  .

 Vì sao vậy ?

Vì Tiền là phương tiện để trao đổi nên khi ta tiêu dùng thì giá trị trao đổi đó dù tốt hay xấu gì thì cũng sẽ là của ta.

 Nhu cầu về nhu yếu phẩm trong cuộc sống của con người vốn dĩ tùy thuộc theo mức độ và điều kiện sống thực tế, nhưng đôi khi chúng ta quá mong đợi vào những sản phẩm kỹ thuật quá mức cần thiết, do đó đã hình thành nên sự lãng phí.

Nhu yếu phẩm như đồ dùng hàng ngày, thực phẩm là thứ rất cần thiết để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của chúng ta. Nhưng nếu ta mua những thứ không cần thiết hoặc giá trị sử dụng không nhiều thì gọi là lãng phí là mất phước. Còn tiêu pha một cách tùy tiện, dù là đồ cần thiết cũng không được xem là hành vi tích phước.

Như khi ta dùng một tờ giấy để làm giấy nháp thì ta có thể viết hai mặt, đến khi không dùng được nữa ta có thể dùng để gói đồ vật và cuối cùng giấy được thu hồi để tái sản xuất ra giấy  mới. Việc tiêu tiền cũng giống như việc ta sử dụng tờ giấy đó, ta tận dụng tờ giấy đó một cách tối đa chính là ta đang dần tích phước vào ngày mai.

Đa số mỗi người chúng ta dù ít dù nhiều gì thì cũng đều dùng đến giấy nhưng ít ai nghĩ được việc dùng  một tờ giấy cũng chính là cách chúng ta dùng tiền. Số tiền chúng ta kiếm được bằng sức lao động chân chính thường rất vất vả và có giới hạn nên chúng ta phải tính toán kỹ càng, coi một đồng tiền dùng hôm nay thành mười đồng phước để dùng vào ngày mai.

Ở một công ty do ông giám đốc người Pháp điều hành, ông ta tận dụng tất cả những tờ giấy nhân viên photo hỏng để làm giấy nháp. Ông nói rằng số tiền mà công ty kiếm được ngày hôm nay là kết quả nỗ lực của toàn bộ nhân viên vào ngày hôm qua. Vì vậy, nếu nói theo lời Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm, thì “cái gì thuộc về xã hội thì nên trả cho xã hội”

Một người Nhật Bản, quản lý công ty cung cấp phụ tùng cho Yamaha có lần ngạc nhiên hỏi: “Tôi không hiểu tại sao nhiều công nhân người Việt của tôi làm lương mỗi tháng có vài triệu mà mua chiếc áo những nửa triệu. Bạn biết chỗ nào bán áo không mắc tiền bảo tôi, tôi muốn mua chiếc áo sơ mi 200 nghìn thôi”. 

Việc tiết kiệm và sử dụng hiệu quả những đồ dùng của công như: của công ty, cơ quan, cộng đồng xã hội..., là nền tảng để mỗi cá nhân chúng ta tích góp phước vào ngày mai .

Do chế độ phúc lợi xã hội ngày càng hoàn thiện và tiện nghi hơn, nên nhiều người không có quan niệm để dành.  Và nếu cứ liên tục hưởng thụ những đồng tiền phước của ngày hôm nay, mà không có kế hoạch tài chính rõ ràng để gieo trồng những đồng tiền phước vào ngày mai thì nguồn tài chính của bạn sẽ dễ bị lung lay trong những tình huống rủi ro bất ngờ, khó có thể kiểm soát được.

Do vậy, bên cạnh việc cân nhắc giữa nhu cầu sản phẩm cần thiết trong cuộc sống và hàng xa xỉ, sang trọng thì mỗi người cũng cần xây dựng cho mình năng lực tài chính cá nhân để không vì tiền mà khổ suốt đời. 

Nếu biết cách dùng tiền thì cuộc sống chúng ta sẽ đơn giản và bền vững hơn rất nhiều.

Thông minh tài chính, sính bước thành công

Thông minh tài chính, sính bước thành công

sudungtien.vn

Các chủ đề cùng loại

Số người xem: 6074

Mã số :48

PHIẾU ĐĂNG KÝ SẢN PHẨM THÂN THIỆN

Không
Không
Không
Không

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN

Chọn nội dung thông tin

   Tài liệu

--Phiên bản máy tính--