Quản lý cá nhân nghĩ gì từ góc nhìn của người Nhật !
Ông Kumi Y – 52 tuổi người Nhật đã sống và làm việc ở Việt Nam có nhận xét “Sống ở Việt Nam nhiều năm, tôi thấy nhiều bạn trẻ ít lưu ý đến kỷ luật bản thân, chỉ ham chạy theo các giá trị vật chất 1 cách vô tư”.
Ta nghĩ gì khi đọc những lời nhận xét trên ? có thể ta cũng buồn 1 chút, cũng băn khoăn 1 chút rồi thôi, đâu lại vào đó, cứ sống theo mọi người là được vì “Người sao, ta vậy” mà .
Hoặc nếu có 1 vài người sâu sắc hơn thì nghĩ lại việc quản lý cá nhân, việc kỷ luật bản thân mình đã đúng chưa ? nó có cần thiết trong cuộc sống này không ? có điều gì ta còn sai sót hay hời hợt quá không ?
Việc nhìn nhận ra những điều này đã là khó rồi, mà việc thực hiện nó còn khó hơn nữa vì con người chúng ta thường bị ràng buộc bởi 2 bản năng :
- Bản năng sinh tồn : tức là phải làm sao để có cái ăn, cái mặc và chỗ ở trước đã.
- Bản năng thưởng thụ : Khi đã có đủ cái ăn, cái mặc rồi thì con người ta lại thích được sung sướng hơn như : ăn phải ngon hơn, mặc phải đẹp hơn, nhà ở phải rộng hơn, làm việc phải nhàn hạ hơn..., và vì vậy mà người ta cố tìm mọi cách để thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng đó. Nhưng khả năng và nguồn lực của mỗi người là có giới hạn, trong khi đó mong muốn của mỗi người là vô hạn, nên rất dễ bị cuốn theo bản năng hưởng thụ quá nhiều trong trước mắt mà quên đi cuộc sống sinh tồn lâu dài về sau.
Chính vì 2 bản năng trên mà mỗi người đều cần phải trang bị cho mình những kỹ luật bản thân nhất định hay nói cách khác đó chính là sự quản lý cá nhân để điều tiết được giữa khả năng và mong muốn của mình sao cho phù hợp với giá trị sống, tạo dựng cuộc sống bền vững nhất.
Những mong muốn có được cuộc sống tốt hơn là nhu cầu chính đáng, và cũng là động lực thúc đẩy sự sáng tạo không ngừng của con người.
Nhưng cuộc sống tốt hơn phải phù hợp với những giá trị “chân – thiện – mỹ” trong xã hội thì mới phát triển bền vững được, tức là phải cân đối lợi ích giữa Cá Nhân, Gia Đình - Xã Hội - Môi Trường Thiên Nhiên .
Mà làm sao cân đối được lợi ích giữa Cá Nhân, Gia Đình - Xã Hội - Môi Trường Thiên Nhiên, câu trả lời rất đơn giản đó là sự “Quản lý cá nhân và kỷ luật bản thân”.
Quay trở lại lời nhận xét của ông Kumi Y “...tôi thấy nhiều bạn trẻ ít lưu ý đến kỷ luật bản thân, chỉ ham chạy theo các giá trị vật chất 1 cách vô tư .” Điều này có thể đúng, nhưng cũng có thể sai tùy thuộc vào hành động của mỗi người.
Cuộc sống của người Việt Nam chúng ta đã tốt hơn so với 10, 20 năm về trước, nhưng liệu cuộc sống của chúng ta có tiếp tục phát triển tốt hơn được không khi mà tài nguyên thiên nhiên của nước ta ngày càng cạn kiệt do việc khai thác, sử dụng phung phí như hiện nay ? và nguyên nhân của việc phung phí này là do thiếu ý thức kỷ luật cá nhân.
Các chủ đề cùng loại
Số người xem: 2976