Tại sao Sự mất cân bằng dễ làm cho chúng ta căng thẳng ?

Cuộc sống mỗi người chúng ta luôn song hành với môi trường vật chất . Ta phải sử dụng phương tiện vật chất để tạo ra giá trị hoạt động sống của chính ta. Từ đó hình thành nên việc sở hữu của cải vật chất, tiền tài, danh vọng,...

Việc sở hữu được của cải vật chất 1 cách chân chính là động lực để nâng cao sự phát triển văn minh của con người ta. Nhưng bởi con người chúng ta bị ràng buộc bởi 2 bản năng : Sinh tồn và Hưởng thụ nên việc có được của cải vật chất thường tạo cho ta 1 cảm xúc vật chất rất mãnh liệt và vô bờ bến.

Cũng chính từ cảm xúc vật chất này tạo nên sự mất cân bằng dễ làm chúng ta căng thẳng : lúc thì quá thiếu thốn ? lúc thì quá thừa thải ? lúc thì quá khó khăn ? lúc thì quá dễ dàng ? tất cả chỉ là sự cảm nhận của ta về sự hiện hữu của vật chất.

Nhưng lý do tại sao sự mất cân bằng lại dễ làm chúng ta căng thẳng ? thường thì có 3 lý do cơ bản sau :

1)    Cảm xúc và niềm tin :

-       Khi ta nhận ra rằng ta cần phải có những cái gì đó hoặc những điều gì đó để làm cho cuộc sống của ta tốt hơn, hạnh phúc hơn thì ta luôn tìm kiếm cách làm như thế nào để có được những gì ta mong muốn.

-       Và khi ta đạt được mong muốn của mình thì ta cảm thấy vui thích, ta cảm thấy tự hào và có niềm tin vào khả năng của chính mình. Nhưng nếu ta không đạt được mong muốn của mình thì ta cảm thấy thất vọng, buồn phiền dẫn đến sự mất niềm tin vào khả năng của mình.

-       Cảm xúc và niềm tin luôn chi phối hành động của ta : ta làm điều gì đó vì ta tin rằng nó tốt và đem lại nhiều lợi ích cho ta, ta không làm điều gì đó vì ta tin rằng nó không tốt và có thể đem lại nhiều nguy hiểm, rủi ro cho ta.

-       Nhưng cảm xúc và niềm tin cũng chỉ là những cảm nhận của riêng mỗi người khi tiếp xúc với môi trường vật chất cụ thể nào đó. Cảm xúc và niềm tin của ta cũng sẽ liên tục thay đổi: Khi môi trường vật chất thuận lợi thì cảm xúc và niềm tin của ta tăng lên ; Khi môi trường vật chất khó khăn thì cảm xúc và niềm tin của ta giảm xuống. Chính vì vậy, nếu ta không biết nhận ra sự thay đổi này để điều chỉnh cảm xúc về mức cân bằng “Không vui quá – Không buồn quá”  thì ta sẽ dễ bị mất cân bằng và rơi vào trạng thái căng thẳng, đưa ra những quyết định không sáng suốt, không có lợi về sau.

2)    Thông tin :

-       Chúng ta đang sống trong thời đại bùn nổ thông tin nên dù muốn hay không thì hàng ngày chúng ta vẫn phải tiếp nhận 1 lượng lớn thông tin từ các phương tiện truyền thông, từ mọi người xung quanh.

-       Trong những thông tin ta tiếp nhận thì thông tin tốt cũng có mà thông tin xấu cũng có. Vì vậy nếu ta không dựa vào tiêu chí “Chân – Thiện – Mỹ” để chọn lọc, đánh giá lại những thông tin mà ta tiếp nhận thì ta cũng sẽ dễ bị mất cân bằng và rơi vào trạng thái căng thẳng vì mang “quá tải” thông tin vào trong bộ nhớ và không biết sử dụng thông tin như thế nào cho thích hợp.

3)    Các mối quan hệ :

-       Cùng với sự bùn nổ công nghệ thông tin, chúng ta cũng ngày càng bị chi phối nhiều hơn bởi các mối quan hệ trong cuộc sống : gia đình, bạn bè, khách hàng, đối tác,...

Trong các mối quan hệ đó, nếu ta không biết xây dựng cho mình những giới hạn nhất định, thì ta sẽ dễ bị cuốn vào dòng chảy của các mối quan hệ đó 1 cách quá đà làm ảnh hưởng tới suy nghĩ và hành động của ta theo kiểu phiến diện 1 chiều . Từ đó dẫn đến sự mất cân bằng làm cho ta dễ rơi vào trạng thái căng thẳng.


sudungtien.vn

Các chủ đề cùng loại

Số người xem: 3221

Mã số :60

PHIẾU ĐĂNG KÝ SẢN PHẨM THÂN THIỆN

Không
Không
Không
Không

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN

Chọn nội dung thông tin

   Tài liệu

--Phiên bản máy tính--